CÂU HỎI

 1/ Ngày hôm nay trái tim bạn cảm thấy thế nào ? Ngày hôm nay trái tim mình đang hân hoan, rạo rực, sôi động, hồi hộp, bối rối, mệt nhoài

2/ Bạn đối xử thế nào với những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực ?

3/ Bạn có phải là người nhút nhát hay không ?

4/ Bạn có ghét nhận sự giúp đỡ của ai đó không ? Có những người thà tự vất vả một mình, còn hơn phải trông cậy vào ai đó.

5/ Chắc hẳn, cậu đã trải qua nhiều chuyện tiêu cực rồi đúng không ?

6/ Bạn có hay lo lắng về những chuyện không đâu không ? Mình thì thường xuyên. Có lẽ trước một sự việc nào đó thì mình thường nghĩ theo hướng tiêu cực.

7/ Nếu có cả thế giới đang lắng nghe bạn thì bạn muốn nói lên điều gì ? Nói thật đấy rất nhiều lần mình muốn nói ra cho cả thế giới này biết được những tủi thân uất ức cảm xúc khó khăn mà bản thân đã phải chịu đựng. Không muốn phải gồng mình lên làm một người việc gì cũng chỉ biết cười cho qua nữa. Nhưng biết làm sao đây cuối cùng thì vẫn chọn âm thầm lặng lẽ im lặng vì mình biết dù có nói ra đi nữa thì cũng chẳng ai có thể hiểu và thật sự họ cũng chẳng muốn hiểu. Ngẫm lại đúng nhỉ ? Cuộc sống này chỉ đẹp và hạnh phúc khi có người thực sự muốn lắng nghe mình

8/ Bạn muốn là một người lắng nghe tốt hay một người giao tiếp tốt ? Nếu được lựa chọn trong hai kỹ năng bạn sẽ chọn lựa thế nào ? Đối với mình, mình muốn có cả hai. Vì để có thể giao tiếp tốt thì bản thân phải là người giỏi lắng nghe. Lắng nghe để hiểu, hiểu rồi mới có thể nói, giao tiếp tốt. Một người giao tiếp tốt đã là người lắng nghe tốt rồi, bởi lắng nghe cũng chính là một phần của giao tiếp

9/ 🤗Bạn thân mến, nếu bạn còn ngại ngùng việc chia sẻ cảm nhận của bản thân thì cũng đừng lo lắng. Mọi chuyện đều có cách giải quyết. Bạn nghĩ sao nếu thực hành việc lắng nghe để thấu hiểu và yêu thương nhiều hơn ? Đối với mình, để thay đổi bản thân từ một người nóng tính và có xu hướng làm tổn thương người khác trở thành một người biết yêu thương thực sự cần nhiều thời gian...và cả nỗ lực nữa. Mình muốn trở thành một người biết yêu thương, biết lắng nghe và thấu hiểu. Ngoài thời gian cho công việc, mình ưu tiên gia đình nhiều hơn, lắng nghe mọi người nhiều hơn, tham gia những cuộc vui với những người thân quen nhiều hơn. Dần dần, mình nhận ra những sự thay đổi xung quanh mình. Mình trở nên gần gũi, thân thiện hơn và đã bớt nóng tính hơn. Mình nhận ra, niềm vui thực sự chỉ đến khi chúng ta khiến cho người yêu thương của chúng ta mỉm cười

10/ Khi bạn buồn, ai là người lắng nghe bạn nói vô điều kiện ? Một người bạn thân sẽ lắng nghe mình mỗi khi mình có chuyện buồn. Nhưng đó chỉ là thói quen thời còn đi học. Và mình cũng chưa bao giờ kể hết câu chuyện của mình cho bất kỳ ai. Nên giữ lại một phần bí mật. Những cuộc trò chuyện chỉ nên dùng để xả bỏ cảm xúc tiêu cực. còn việc của mình là tự tìm ra cách giải quyết vấn đề. Khi mình buồn, cha mẹ là người lắng nghe mình vô điều kiện, bất cứ lúc nào mình cần. Họ là người lắng nghe mình cho dù mình có chuyện gì. Nhờ có những lời khuyên của bố mẹ mà mình được ngẫm lại mọi thứ cũng như nhìn nhận mọi việc theo nhiều khía cạnh khác nhau.

11/ Mỗi khi mang tâm trạng không tốt em chọn cách giữ im lặng hay chia sẻ với người khác ? 

12/ Chị nghĩ sao về một người chỉ nghe mà không nói gì, đó là thấu hiểu hay thiếu cởi mở ? Cái này tùy thuộc từng đoạn hội thoại nhé. Trường hợp 1, không nói gì mà kiểu lơ đi, làm bạn không hiểu gì thì người đó không quan tâm đến câu chuyện của bạn. Nhiều lần như thế có nghĩa là họ không cởi mở với bạn. Trường hợp 2 không nói gì nhưng mang thông điệp ngầm làm bạn hiểu ra cái gì, cũng vẫn là hình thức giao tiếp có nghĩa là người ta đã lắng nghe và có hiểu bạn, trong trường hợp này là thấu hiểu và bạn phải nắm được ý nghĩa người ta muốn truyền đạt. Chẳng hạn mình gặp một người quét sân trong chùa, hỏi đường người ta không nói, độ vài năm sau gì đó mới hiểu ra người ta đang tu tịnh khẩu không tiếp duyên mà mình lại đến làm phiền nên người ấy chỉ nghe câu hỏi rồi mỉm cười im lặng quét sân tiếp

13/ Vậy lần cuối cùng bạn lắng nghe một ai đó là khi nào ? Và lần cuối ai đó thực sự lắng nghe bạn là khi nào ?


Nhận xét